marketviet.net – Bạn là một trader mới “chập chững” bước chân vào thị trường Forex. Nhưng vẫn chưa thể nào tin tưởng được các sàn giao dịch hiện nay. Và không biết sàn nào uy tín để gửi gắm. Ngoài ra, còn làm thế nào để có thể nhận biết được các sàn Forex có dấu hiệu lừa đảo trong số hàng trăm hàng nghìn sàn mọc lên mỗi ngày?
Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho bạn những thông tin danh sách các sàn Forex lừa đảo hiện nay, và cách phòng tránh nhé!
Danh sách sàn giao dịch Forex lừa đảo
Ở nội dung này, Marketviet.net sẽ liệt kê một số sàn Forex đã bị bắt, tố cáo hoặc có dấu hiệu lừa đảo để các bạn trader có thể tránh xa mà không cần mất quá nhiều thời gian tìm hiểu.
FX Trading Markets
- Giả mạo FXTM và bị broker uy tín này đưa ra cảnh báo lừa đảo
- Lấy lý do nâng cấp sàn để giữ tiền nhà đầu tư
- Là một forex broker nhưng mô hình lại giống một sàn BO
- Huy động vốn thông qua hệ thống đa cấp
Liber Forex
- Giả mạo giấy phép của IFSC
- Cam kết lợi nhuận 16%/tháng
- Xây dựng mô hình lừa đảo đa cấp Ponzi
- Bị cảnh báo bởi Bộ Công Thương Việt Nam
GGTrade
- Giả mạo giấy phép của FMA New Zealand và bị cơ quan quản lý này cảnh báo
- Ủy thác giao dịch với cam kết lợi nhuận cao, rủi ro thấp
OT Capital
- Bị cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín ASIC
- Không cho nhà đầu tư rút tiền
EU Capital
- Bị cảnh báo bởi cơ quan quản lý uy tín FCA
- Thường xuyên xảy ra hiện tượng giãn spread
- Không cho nhà đầu tư rút tiền vì giao dịch với khối lượng “không đủ lớn”
- Đưa ra nhiều lý do, đổ lỗi cho trader để họ không thể rút tiền nhưng lại làm mọi cách để trader “bắt buộc” phải nạp tiền nếu muốn rút được tiền.
ECN Capital
- Bị cảnh báo bởi các cơ quan quản lý forex uy tín thế giới như FINMA, CySEC, FMA New Zealand
- Nhà đầu tư không thể rút được tiền, hoặc yêu cầu trả thêm phí nếu muốn rút tiền
BlueTrading
- Bị cảnh báo bởi FCA
- Gặp nhiều khó khăn trong quá trình rút tiền
- Bắt trader trả thêm các khoản phí không có trong điều khoản giao dịch để rút tiền nhưng tiền thì vẫn không thể rút được.
Multiply Markets
- Không có giấy phép
- Không cung cấp tài khoản Demo
- Chi phí giao dịch rất cao
- Gây khó khăn khi rút tiền
GCE Capitals
- Bị cảnh báo bởi FCA
- Cung cấp thông tin không minh bạch
GCFX
- Bị Dukascopy – Thành viên của Ngân hàng Thụy Sĩ lên tiếng cảnh báo
- Giả mạo giấy phép của nhiều cơ quan quản lý như FCA, FINMA
- Xây dựng hệ thống đa cấp Ponzi
- Cam kết lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn
Facebook Group Investment/Profits, FBO Trading Signals & Bitcoin investments
- Không đồng ý thực thị lệnh rút tiền và trader sẽ bị khóa tài khoản khi yêu cầu rút tiền.
Forex365Options
- Thường xuyên phát sinh phụ phí vô lý không có trong điều khoản sử dụng nào.
Các sàn giao dịch Forex lừa đảo khác nên tránh xa
- 53option.com
- BFP Markets (bfpmarkets.com) Không có quy định nào về việc rút tiền phải chờ đợi đến 90 ngày, nhưng trên thực tế lại bắt trader chờ đợi hơn 90 ngày để được giải quyết rút tiền.
- Crown Forex
- CWM FX
- Nhóm Cyber Market
- Ferdinald Hill bị cảnh báo của IFSC. IFSC đã kiểm tra và xác nhận giấy phép hoạt động của sàn giao dịch này là giả.
- FIXED STAR INVESTMENT INC. IFSC
- Forex Macro
- FXCM – Đã bị buộc rời khỏi thị trường Mỹ do liên quan đến chính sách không hợp lý đối với người dùng.
- FXGTrade – Thường xuyên đổ lỗi cho ngân hàng vì các lệnh rút tiền mặt của bạn lại được chuyển thành tiền ảo.
- FXReturns
- InstaForex
- Joe Lewis Trading (JLTrading.com)
- mt4invest.com
- OptionCM.com
- OptionRally: Kể từ ngày 3 tháng 5 năm 2017 sàn giao dịch này đã bị tước giấy phép hoạt động.
- Nhóm tài chính Peregrine
- Realmarketslive.com – Cơ quan quản lý tài chính của Mexico đã đưa ra cảnh báo về sàn giao dịch này khi họ chưa được cấp phép mà đã hoạt động.
- Refco
- Sigma Forex
- TeraMusu
- TitanTrade.com
- TorOption
- Trade24
- Zurich Prime
Các dấu hiệu của 1 sàn Forex lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tham khảo thêm:
- LCM Forex lừa đảo đến từ những nick facebook clone (giả mạo)
- Né tránh các sàn forex lừa đảo nhà đầu tư cần biết
Phí giao dịch quá cao
Các broker bị bắt, lừa đảo thường không sẽ cung cấp các thông tin về điều kiện giao dịch và khi các bạn đã lỡ sa bẫy thì một trong những chiêu trò mà broker ăn chặn tiền của bạn chính là tính phí giao dịch rất cao, hoặc là tăng phí hoa hồng trên mỗi lệnh, hoặc là báo giá với chênh lệch spread cực kỳ cao, hoặc là tăng phí giao dịch qua đêm swap, thậm chí cả 3 mà không hề có bất kỳ thông báo nào.
Nền tảng giao dịch có vấn đề
Trì hoãn lệnh, báo giá lại, nền tảng “co giật”, gặp sự cố bất ngờ… chính là những chiêu trò mà broker can thiệp lên nền tảng giao dịch để tác động đến lệnh của trader, tiền trong tài khoản đã bị trừ nhưng lệnh thì không thấy đâu.
Hệ thống thanh toán có vấn đề
Một trong những dấu hiệu lừa đảo thấy rõ nhất ở các broker chính là việc gây khó dễ cho trader ở khâu rút tiền và thời gian rút tiền rất lâu. Tiền nạp vào tài khoản thì rất nhanh, nhưng rút ra thì lại vô cùng khó, kéo dài đến 5, 6 ngày, có khi đến vài chục ngày. Có một số broker còn đưa ra lý do bảo trì hệ thống thanh toán hay nghi ngờ có kẻ khác đang xâm nhập vào tài khoản của trader để ngăn không cho họ rút tiền.
KẾT LUẬN:
Trong thị trường giao dịch Forex, để có thể lựa chọn được một Broker uy tín, và chất lượng là yếu tố quyết định tới 50% sự thành công của các bạn trên thị trường này. Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp cho các bạn trader có thể tránh được các sàn Forex lừa đảo.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.