OBV (hay còn gọi là On Balance Volume) được hiểu là loại chỉ báo khối lượng có chức năng đo lường được động lực của xu hướng, dựa vào những mối tương quan của sự di chuyển về giá và khối lượng. Tuy nhiên nó sẽ không phổ biến như các loại chỉ báo khác, nhưng để có thể thành công trong giao dịch Forex thì các bạn nhất định không được bỏ qua loại chỉ báo này đâu nhé.
Vậy Chỉ báo On Balance Volume là gì? Hãy cùng marketviet.net của chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Chỉ báo On Balance Volume (OBV) là gì?
OBV, viết tắt của On Balance Volume (Khối lượng Cân bằng) là một chỉ báo khối lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để đo lực mua và lực bán trên thị trường. Đây là loại chỉ báo có tính lũy kế, tức là vào những ngày giá tăng lên, volume của ngày hôm đó được cộng vào tổng OBV. Nếu giá giảm, volume của ngày hôm đó được trừ khỏi tổng OBV. Sau đó giá trị OBV được vẽ thành đường để dễ đọc tín hiệu.
Công thức tính chỉ báo OBV như thế nào?
Công thức tính OBV phụ thuộc vào biến động giá và khối lượng giao dịch là biến số duy nhất cấu thành nên giá trị của OBV.
Cụ thể: Ở phiên giao dịch thứ n (phiên giao dịch hiện tại), nếu:
- Close (n) > Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1) + Volume (n)
- Close (n) < Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1) + [– Volume (n)]
- Close (n) = Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1)
Trong đó: Close (n): giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, Close (n-1): giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó, Volume (n): khối lượng giao dịch của phiên hiện tại.
Khi ra mắt chỉ báo OBV thông qua cuốn sách Granville’s New Key to Stock Market Profit (Dịch: Chìa khóa mới của Granville để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán), tác giả có đề cập đến 2 khái niệm: dòng khối lượng âm và dòng khối lượng dương. Nếu giá đóng cửa thấp hơn so với phiên giao dịch trước đó thì toàn bộ khối lượng giao dịch trong phiên được xem là khối lượng âm và nó sẽ được nhân với hệ số (-1) (trong công thức sẽ trở thành phép trừ) để thể hiện sự biến động giảm giá của phiên đó.
Cách tính OBV ở trên gọi là phương pháp tích lũy dòng khối lượng. OBV sau sẽ bằng OBV trước cộng với dòng khối lượng dương nếu giá biến động tăng, ngược lại sẽ cộng với dòng khối lượng âm nếu giá biến động giảm.
Lưu ý: Thông thường, giá mở cửa của phiên giao dịch này chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, chính vì thế, nhiều người so sánh Close (n) và Open (n) với nhau để suy ra công thức tính của OBV, nhưng sử dụng Open (n) thay cho Close (n-1) là không chính xác vì không phải lúc nào giá mở cửa của phiên sau cũng bằng giá đóng cửa phiên trước, đó là lúc thị trường tạo GAP.
Khi sử dụng chỉ báo OBV để phân tích, tác giả không chú trọng vào giá trị của OBV mà là di chuyển của nó trên đồ thị cùng với di chuyển của giá, chính vì thế, giá trị OBV tại thời điểm n=0 có giá trị bằng 0.
Ý nghĩa của giá trị OBV là gì?
OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch các phiên cộng thêm khối lượng giao dịch nếu tăng giá và trừ đi khối lượng giao dịch nếu giảm giá. OBV dùng để đo lường sức tăng hoặc giảm của giá dựa trên khối lượng được giao dịch thành công.
Nếu giá tăng nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV tăng chậm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV giảm chậm. Nếu giá tăng với khối lượng giao dịch lớn OBV tăng mạnh, nếu giá giảm với khối lượng giao dịch lớn thì OBV giảm mạnh.
Như vậy căn cứ vào sức tăng của OBV và việc hình thành phân kỳ âm hoặc dương của OBV để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế tăng hoặc giảm giá hiện tại.
Cách sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả và đơn giản
Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của chỉ báo OBV, trong phần tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch Forex được nhiều trader giàu kinh nghiệm chia sẻ.
Sử dụng chỉ báo OBV để xác định sự tiếp tục của xu hướng
Cách sử dụng này dựa vào mối liên hệ giữa khối lượng và giá. Theo đó, khi mức giá đi lên, cùng với khối lượng giao dịch lớn, nghĩa là khối lượng mua trên thị trường đang rất lớn, giá sẽ có động lực tiếp tục tăng.
Sử dụng tín hiệu phân kỳ và tín hiệu hội tụ
Tín hiệu phân kỳ xuất hiện khi giá tăng nhưng chỉ số OBV lại giảm:
Khi giá đang trong chiều hướng đi lên, mà chỉ số OBV lại giảm, có nghĩa sức bán đang lớn hơn sức mua, lực tăng của giá đang yếu đi, khả năng cao giá sẽ đi ngược xu hướng và đảo chiều giảm.
Tham khảo thêm:
Tín hiệu hội tụ xuất hiện khi giá giảm, nhưng chỉ số OBV lại tăng:
Chỉ số OBV tăng nghĩa là sức mua đang lớn hơn sức bán mà giá lại trong xu hướng giảm. Điều này cho thấy xu hướng giảm đang yếu đi và có khả năng cao đảo chiều tăng.
Thị trường đang phá vỡ những ngưỡng quan trọng
Khối lượng cũng giống như giá, khi tiến đến các vùng quan trọng, khối lượng cũng biến động rất lớn, đặc biệt là tại các vùng phá vỡ các ngưỡng quan trọng. Theo đó:
Khi giá có dấu hiệu tăng sau một xu hướng giảm, nếu chỉ báo OBV liên tục vượt lên trên những vùng kháng cự, thì khả năng cao, thị trường sẽ đảo chiều và đi lên.
Ngược lại, khi giá có dấu hiệu giảm sau một xu hướng tăng, nếu chỉ báo OBV liên tục đi xuống và phá vỡ những vùng hỗ trợ, thì khả năng cao, thị trường sẽ đảo chiều và đi xuống.
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng chỉ báo OBV được đánh giá là một công cụ tốt để nhằm đo lường được lực mua và lực bán. Nhiều người đã từng tin rằng lực mua và lực bán thường sẽ đi trước sự thay đổi về giá, khiến cho chỉ báo này trở nên có giá trị hơn. Đặc biệt hơn nữa, phân kỳ nên luôn thường được xem như một cú đảo chiều tiềm năng trong xu hướng ở hiện tại. Tuy nhiên, như ở hầu hết vơi mọi chỉ báo khác, thì tốt nhất các bạn nên sử dụng OBV kết hợp với những công cụ phân tích kỹ thuật khác.