Ethereum – là một cái tên luôn đi theo mỗi khi nhắc đến thị trường “Bitcoin”, đồng tiền điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay, và giá trị của Ethereum ở trên thị trường cũng chỉ đứng sau mỗi đồng Bitcoin mà thôi.
Vậy thì Ethereum là gì? Hãy cùng marketviet.net chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ethereum là gì?
Ethereum là nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) có khả năng thực thi hợp đồng thông minh (Smart Contract) – tức là điều khoản được ghi trong hợp đồng sẽ được thực thi một cách tự động khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể can thiệp vào. Đồng thời, Ethereum cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps) và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs). Trong đó:
Các ứng dụng phi tập trung (DApps – Decentralized Application) là các phần mềm được triển khai độc lập, không nằm trên một máy chủ duy nhất mà được lưu trữ một cách phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.
Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs – Decentralized Autonomous Organizations) là một tổ chức được vận hành bởi các thành viên dựa trên một bộ quy tắc được mã hóa bằng code. Tất cả các thành viên đều có quyền biểu quyết các quyết định quan trọng của DAOs. Đổi lại, các thành viên tham gia DAOs phải có phần thưởng khi tham gia vận hành DAOs.
Hợp đồng thông minh là gì?
Hợp đồng thông minh chỉ là một cụm từ được sử dụng để mô tả mã máy tính có thể tạo thuận lợi cho việc trao đổi tiền, nội dung, tài sản, cổ phiếu hoặc bất kỳ thứ gì có giá trị. Khi chạy trên blockchain, một hợp đồng thông minh trở thành giống như một chương trình máy tính tự điều hành tự động thực thi khi các điều kiện cụ thể được đáp ứng. Bởi vì các hợp đồng thông minh chạy trên blockchain, chúng chạy chính xác như được lập trình mà không có bất kỳ khả năng kiểm duyệt, thời gian chết, gian lận hoặc sự can thiệp của bên thứ ba nào.
Mặc dù tất cả các blockchains đều có khả năng xử lý mã, phần lớn bị hạn chế nghiêm trọng. Ethereum thì khác. Thay vì đưa ra một tập hợp các hoạt động hạn chế, Ethereum cho phép các nhà phát triển tạo ra bất kỳ hoạt động nào họ muốn. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể xây dựng hàng nghìn ứng dụng khác nhau vượt xa mọi thứ chúng ta đã thấy trước đây.
Sự khác biệt với Bitcoin
Tất nhiên là giống nhau ở một số điểm nhưng một điểm khác biệt nhất giữa Ethereum và Bitcoin có lẽ là mục đích của hai đồng này. Ethereum được tạo ra với mục tiêu trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển Smart Contract và các Dapps.
- Tiền điện tử Aspen Protocol là gì? Thông tin chi tiết về Aspen Protocol
- Ripple – Thông tin cơ bản bạn cần biết
Trong khi đó, mục đích của Bitcoin hoàn toàn khác đó là trở thành phương tiện thanh toán và nơi lưu trữ giá trị. Và nếu xét trên phương diện là tiền tệ thì Ether (ETH) chỉ tập trung vào mục đích dùng để thanh toán chi phí xảy ra trong mạng lưới của Ethereum mà thôi.
Ngoài ra, còn một số điểm khác nhau cơ bản giữa Ethereum và Bitcoin như:
- Ether: Là đơn vị tiền tệ của Ethereum. Nó được sử dụng để giao dịch tại sàn cho phép dùng tiền mã hóa.
- Ngoài ra, đồng tiền này còn áp dụng để thanh toán các dịch vụ khác trên mạng Ethereum
- Hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là việc tạo ra những điều khoản, quy định giữa 2 bên tham gia giao dịch mà không cần bên trung gian do các phương tiện kỹ thuật soạn thảo.
- Hệ thống Blockchain: Khi những thông tin về địa chỉ, số ether, giao dịch giữa người dùng với nhau mã hóa xong, nó sẽ được chuyển vào hệ thống Blockchain để làm cơ sở dữ liệu cho những lần giao dịch kế tiếp
- Hệ thống đồng thuận: Là chương trình mã hóa không có chủ định, đột ngột nhằm bảo vệ thông tin người dùng và số giao dịch của họ được cẩn thận, bảo mật hơn
- Thợ đào: Hiểu đơn giản, thợ đào mỏ chính là những người làm nhiệm vụ giải mã dữ liệu cá nhân của hai bên người mua và bán. Đồng thời xác nhận giao dịch giữa 2 bên.
- Máy ảo Ethereum: Đây là “nơi” để vận hành xử lý thông tin của mạng máy tính cung cấp. Những tổ chức, cá nhân chuyên xử lý thông tin sẽ tập hợp trong “ngôi nhà” này rồi phân chia nhau giải mã dữ liệu Blockchain.
- Ngôn ngữ lập trình: Nền tảng Ethereum cho phép nhập và xử lí các mã của hầu hết các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: Java, C++, Python, PHP….
Cách thức hoạt động của Ethereum Blockchain
Tham khảo:
Trước khi hiểu về Ethereum, anh em cần phải hiểu về cách Blockchain hoạt động như thế nào.
Về cơ bản, Blockchain của Ethereum cũng tương tự như các Blockchain khác, nó được cấu thành bởi mạng lưới các máy tính hay còn gọi là Nodes.
Để tham gia vào mạng lưới, các nodes cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity,…
Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa với việc các nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract (hợp đồng thông minh).
Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung (dapps) trên Ethereum, họ cần phải triển khai các smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin về Ethereum mà các bạn cần phải nắm rõ khi tham gia vào thị trường này. Hãy tìm hiểu thật kỹ và đưa ra được các quyết định đúng đắn nhất.