PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG KINH DOANH NĂNG ĐỘNG NHẤT THẾ GIỚI
Marketviet – Kinh doanh trên thị trường ngoại hối là một trong những việc hấp dẫn với tiềm năng lợi nhuận cao nhất mà ta có thể thực hiện. Phạm vi kinh doanh là toàn cầu với “hàng hóa” chính là các nền kinh tế của Thế giới. Thị trường ngoại hối rất rộng lớn, lớn hơn nhiều lần bất cứ một thị trường chứng khoán hay thị rường giao sau nào. Trên trái đất này không có một thị trường nào tương tự như thế.
Độ cược của thị trường ngoại hối (Forex) cũng rất cao: cả một gia tài có thể thắng hoặc thua trong chốc lát. Để thắng trong lĩnh vực này, trước hết chúng ta buộc phải học để hiểu nó.
CHƯƠNG 1: KHỞI ĐẦU TRONG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Bạn có thể đã là một nhà kinh doanh kinh nghiệm, hoặc có thể bạn vừa mới bắt đầu. Dù là ai, có một điều bạn cần nhớ: Tất cả mọi người đều bắt đầu từ một điểm xuất phát giống nhau. Tất cả mọi nhà kinh doanh, những người làm ra đồng tiền ở bất cứ thị trường nào cũng đều bắt đầu từ một tay mơ. Không ai sinh ra là đã có được sự hiểu biết sâu rộng và bẩm sinh về thị trường.
Có thể bạn cho rằng để thành công trong kinh doanh thì cần phải có trí thông minh siêu việt. Tuy nhiên, trong khi thừa nhận sự sáng dạ là không thừa, chằng có gì đảm bảo nó sẽ đưa đến thành công. Nhiều khi những nhà kinh doanh quá thông minh lại phân tích các tình huống thị trường quá mức cần thiết.
Cũng có thể bạn cho rằng bạn cần phải đọc tất cả những cuốn sách dạy kinh doanh. Tôi cũng đã từng đọc hàng chục cuốn sách như vậy và nhận ra rằng phần lớn trong số đó không đáng để bạn phí thời gian. Phần lớn những cuốn sách tôi đã đọc thường chỉ chứa một phần nhỏ những thông tin bổ ích, được chôn chặt dưới một núi những thông tin vô thưởng vô phạt khác. Tôi đã đi đến quyết định rằng nếu được yêu cầu viết một cuốn sách về kinh doanh, thì nó sẽ phải khác hẳn so với những cuốn tôi đã đọc. Thay vì trình bày dưới dạng “phức tạp hóa vấn đề”, tôi sẽ trình bày một lượng lớn thông tin có ích theo cách mà phần lớn mọi người đều có thể hiểu và đánh giá được.
Tôi cho rằng mọi thông tin sẽ vô dụng trừ khi chúng được giải thích kỹ càng, và cách tốt nhất để hoàn thành mục đích của tôi trong việc giúp bạn thành công đó là gắn kết những khái niệm mà bạn sẽ nghiên cứu dưới đây với cuộc sống thường ngày. Đây là phần chủ đạo trong kỹ thuật giảng dạy của tôi, và bạn sẽ thấy nó được lặp lại nhiều lần trong những trang sách tới.
Có lẽ giờ thì bạn đang tự hỏi: “Ta phải bắt đầu từ đâu?”
TỪ CHỨNG KHOÁN ĐẾN NGOẠI HỐI
Giống như phần lớn những nhà kinh doanh ở nước Mỹ, những kinh nghiệm đầu tiên của tôi gắn liền với kinh doanh chứng khoán. Giao dịch đầu tiên của tôi, 100 cổ phần của một công ty kỹ thuật sinh học niêm yết trên sàn NASDAQ, đã đưa đến một khoản lỗ nho nhỏ.
Tôi may mắn bắt đầu kinh doanh trong thời kỳ giữa những năm 1990, một trong những thời gian thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong lịch sử. Trong môi trường đó, một nhà kinh doanh đi theo xu hướng của thị trường thường không quá khó khăn để có lợi nhuận. Thị trường thời đó quá dễ dãi ngay cả với những nhà kinh doanh không giỏi. Bí quyết lúc đó chỉ là sự phân biệt giữa sự giỏi và sự may mắn. Nhiều nhà kinh doanh tôi tin là tài giỏi đã bắt đầu nao núng khi các điều kiện kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Tôi nhận ra rằng, cũng như họ tôi đã gặp may, và sự may mắn đó chỉ là tạm thời và ngắn ngủi. Tôi đã không muốn mình gặp may; tôi chỉ muốn mình trở thành một nhà kinh doanh giỏi, một nhà kinh doanh có thể làm ra tiền trong mọi hoàn cảnh thị trường. Tôi đã mong muốn được làm việc tại Phố Wall.
THÂM NHẬP PHỐ WALL
Sau khi đã gửi hàng chục đơn xin việc, cuối cùng tôi cũng được phỏng vấn và nhận vào làm việc tại một công ty ở Phố Wall với tư cách là một nhân viên kinh doanh. Vào thời đó, việc không cư trú ở New York không thành vấn đề: tôi thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để bắt đầu con đường đến công sở.
Tôi thường xuống tàu ngay dưới dưới tầng ngầm của Trung tâm Thương mại Thế giới1, gặp gỡ và cà phê với một vài đồng nghiệp, nghiến ngấu tờ Wall Street Journal và tờ Investor Business Daily. Khi đã ở trong công sở, chúng tôi phải xem qua hàng chục biểu đồ, tranh luận về các xu hướng hiện tại của thị trường, nghiên cứu các chỉ báo kinh tế… Nói tóm lại, chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực bắt đầu từ 9h30 mỗi ngày.
Việc sử dụng thời gian trong môi trường Phố Wall là một trải nghiệm vô giá và không gì thay thế được. Ở đó có biết bao là thông tin, biết bao những con người cuốn theo công việc, cùng với biết bao năng lượng sáng tạo mà bạn có thể cảm nhận được từ trong bầu không khí như thể trong một môi trường tĩnh điện. Chúng tôi đã sống và hít thở bầu không khí kinh doanh 24 giờ mỗi ngày, và học được các khái niệm làm thay đổi cách chúng tôi đã nghĩ trước đó về thị trường, về kinh doanh, cũng như về thế giới nói chung. Phần lớn những gì tôi đã học được trong môi trường này đã được chuyển hóa rất thành công sang các thị trường kinh doanh khác, như thị trường ngoại hối chẳng hạn, và trở thành cơ sở cho phần lớn kiến thức trong cuốn sách này.
Cuối cùng thì tôi cũng bị quyến rũ bởi một hãng khác và bắt đầu làm việc ở một trụ sở kinh doanh khác ở khu Manhattan. Tôi chuyển về sống ở thành phố New York, rút ngắn quãng đường đi về hàng ngày từ 2 tiếng mỗi chiều thành khoảng cách của hai dãy phố.
Phòng kinh doanh mới khá rộng, với hàng trăm điểm đặt và gom lệnh. Việc có rất nhiều nhà kinh doanh cùng làm việc mà không có tường hay bất cứ vật gì ngăn cách giữa họ đã tạo điều kiện cho sự trao đổi kiến thức và thông tin.
Tôi đã chọn cho mình những nhà kinh doanh giỏi nhất và luôn học hỏi họ không ngưng nghỉ, thu nạp và áp dụng các thông tin theo cách nhanh nhất có thể. Tôi cũng được họ dạy cho những khái niệm vượt xa bất cứ điều gì đã có trước đó, và dần dà những miếng ghép đã bắt đầu vào vị trí của mình. Tôi bắt đầu tạo ra cho mình một mức ổn định trong kinh doanh, khác với những phiên giao dịch tuy có lãi nhưng thất thường trước đó.
Tham khảo thêm:
- Thị trường ngoại hối (Forex)
- Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là gì? Ưu điểm và nhược điểm
- Kênh Ngoại Hối – Tống Tiền Nhà Môi Giới Với Những Đánh Giá Giả Mạo
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI MÊ CUNG
Tôi cũng học được một số nhược điểm của kinh doanh trong môi trường này, đó là có quá nhiều người làm việc trong cùng một phòng và cùng lúc đưa ra quá nhiều ý tưởng và chính kiến.Về cơ bản, họ là những con người ưu tú, tham vọng và luôn cạnh tranh. Một vài người trong số họ đôi khi không kiểm soát được bản thân mình, họ hét to những gì nảy sinh trong đầu của họ. Một số khác thì đơn thuần chỉ để bộc lộ sự giận dữ hoặc nỗi thất vọng của mình. Âm thanh đặc trưng của những tiếng gõ mạnh vào bàn phím máy tính, cùng với tiếng đánh máy đều đều luôn ngập tràn trong không gian, tất cả khắc đậm trong trí nhớ của tôi.
Thói ganh ghét cũng lộ diện khi mà những người kinh doanh thua lỗ tìm cách phân tâm và gây rối những người kinh doanh có lãi. Một trong số những người như vậy đã luôn thích thú khi làm cho tôi mất tập trung, chỉ vì anh ta cho rằng thành công của tôi đã làm cho anh ta bị xem là kẻ bất tài. Giá mà anh ta bỏ thời gian để cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình thay vì gây rối cho tôi, có lẽ anh ta đã không đến nỗi thất bại. Về sau thì anh ta cũng rời khỏi hãng và nhận làm một chân bán hàng.
Cuối cùng thị trường cũng đi đến thời điểm khi mà những đồng tiền dễ đã được thu nhặt hết. Những người kinh doanh không hiệu quả lần lượt theo nhau bỏ cuộc. Môi trường kinh doanh thay đổi kéo theo sự thay đổi của các nhà kinh doanh nếu họ không muốn đối mặt với thất bại.