Ngày nay, biên độ giao động giá thường được xem như là một khoảng cách về dao động giá chứng khoán trong khoảng cho phép. Đây cũng là cơ sở để nhằm phân tích được về các giao dịch chứng khoán của những người tham gia vào thị trường này.
Vậy Biên độ dao động giá là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Biên độ dao động giá là gì?
Biên độ giao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Hiểu một cách đơn giản thì giá trần, giá sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng/ trừ biên độ giao động. Với mỗi một sàn sẽ có quy định biên độ giao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và UPCOM 15%.
Tham khảo thêm:
- So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo pháp luật
- Tại sao doanh nghiệp lại chọn phân phối độc quyền?
- Doanh thu hòa vốn (Break even revenue) là gì?
- Các thành phần của Decision Support System (DSS) là gì?
- Decision Support System (DSS) là gì?
Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu B trên sàn HOSE hôm nay là 30.000.000 VNĐ, biên độ giao động là 7% thì giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VNĐ còn giá sàn (-7%) là 28.900.000 VNĐ.
Tại phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu sẽ là giá tham lý thuyết. Giá này sẽ được công ty chứng khoán khuyến nghị dựa trên giá cổ phiếu của công ty cùng ngành đã niêm yết trước đó và được sự đồng ý của Sở giao dịch. Để hạn chế tình trạng giá tham chiếu lý thuyết không được xác đáng nên biên độ giao động cho lần niêm yết đầu tiên sẽ lớn hơn bình thường. Giá sàn HOSE là 20%, sàn HNX là 30% và UPCOM là 40%.
Cách xác định được biên độ dao động giá đơn giản
Thông thường biên độ dao động giá được xác định bằng cộng, trừ một số tỉ lệ phần trăm (± %) giá tham chiếu của chứng khoán.
Đối với các loại chứng khoán đang giao dịch bình thường thì giá tham chiếu được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước.
Ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc qui động biên độ dao động giá hàng ngày là ± 6% giá đóng cửa của ngày hôm trước.
Ở Việt Nam hiện nay, biên độ dao động giá áp dụng cho các loại chứng khoán do Ủy ban chứng khoán Nhà nước qui định.
Ý nghĩa của biên độ dao động giá
Nhà đầu tư khi đặt lệnh giao dịch thì giá giao dịch đưa ra phải nằm trong khoảng giá: giá tối đa và giá tối thiểu theo qui định của biên độ dao động giá đã công bố, nếu lệnh giao dịch có mức giá vượt quá giới hạn tối đa và giá tối thiểu thì lệnh giao dịch bị coi là không hợp lệ.
Liên hệ thực tiễn trong tài chính chứng khoán
Một số nhà kinh tế cho rằng việc qui định biên độ dao động giá có thể làm cho giá chứng khoán không đạt đến mức giá cân bằng một cách có hiệu quả và là sự can thiệp sâu vào cung, cầu của thị trường.
Mặc dù việc áp dụng biên độ dao động giá vẫn còn gây ra nhiều tranh luận, nhưng nhìn chung hiện nay nó vẫn được nhiều Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận là một công cụ tốt để đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định, vấn đề là sử dụng nó như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả.
Xem thêm:
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của hình ảnh thương hiệu (Brand Image)
- Ý nghĩa của chỉ số YOY trong lĩnh vực chứng khoán
- Điểm danh các Edtech startup thành công nhất trên thế giới
- Danh sách các diễn đàn forex nổi tiếng hiện nay
Ví dụ: Qui định về biên độ giao động giá ở ba sàn HOSE, HNX và UPCOM được minh họa ở bảng dưới đây
* HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HNX: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
UPCOM: Sàn chứng khoán Upcom (tiếng anh: Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết.
HOSE | HNX | UPCOM |
---|---|---|
± 7% | ± 10% | ± 15% |
Đối với ngày đầu tiên giao dịch
HOSE | HNX | UPCOM |
---|---|---|
± 20% | ± 30%
|
± 40% |
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính)
Thị giá là gì?
Thị giá cổ phiếu có tên gọi tiếng anh là stock price. Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là giá cổ phiếu. Đây là giá giao dịch, mua bán cổ phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định. Thị giá sẽ biến động theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tăng trưởng/suy thoái của công ty cổ phần, tình hình chính trị hay lãi suất thị trường,…
Thị giá cổ phiếu có thể bằng/thấp hoặc cao hơn mệnh giá và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Do cổ phiếu có nhiều lợi tức không cố định mà phụ thuộc vào lợi nhuận thu được của công ty cổ phần, chính sách chi trả nên có mức độ rủi ro khá cao. Đây cũng chính là lý do vì sao giá cổ phiếu trên thị trường liên tục biến động.