Market Việt – Ngày nay, đối với các loại giao dịch vè đầu tư tài chính thì việc phân tích dữ liệu chính xác, nhanh chóng sẽ đem lại được một mức lợi nhuận đầu tư cao cho trader. Một trong những loại mô hình sẽ giúp làm giảm rủi ro khi đầu tư đã được nhiều người áp dụng, đó là mô hình chữ nhật.
Vậy thì cụ thể mô hình chữ nhật là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mô hình chữ nhật là gì?
Mô hình chữ nhật (tên tiếng Anh là Rectangle Pattern) là mô hình xuất hiện khi giá bị “kìm hãm” bởi hai đường xu hướng nằm ngang song song với nhau. Trong đó, đường xu hướng trên đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường kháng cự, còn đường xu hướng dưới đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường hỗ trợ.
Mô hình Rectangle cho thấy cả bên mua và bên bán đang cố gắng áp đảo đối phương nhưng sức đẩy không đủ mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Giá có thể chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ, sau đó nó sẽ di chuyển theo hướng nó đã phá vỡ.
Mô hình chữ nhật chỉ được hoàn thiện khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, khi giá đã thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó sẽ quay lại retest đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự rồi mới tiếp tục xu hướng trước đó một cách mạnh mẽ.
Đặc điểm chung của mô hình giá hình chữ nhật hiện nay
Như đã biết, mô hình chữ nhật cho biết giá bị giam hãm giữa đường kháng cự và hỗ trợ. Hai đường thẳng song song tương ứng với đường hỗ trợ và kháng cự sẽ hình thành. Khi đó, giá có thể di chuyển lên xuống nhưng không thể để bứt phá khỏi hai đường thẳng song song này. Cấu tạo của mô hình chữ nhật bao gồm 3 thành phần chính. Cụ thể như:
- Đường kháng cự phía trên
- Đường hỗ trợ phía dưới
- Hệ thống đỉnh và đáy khi giá di chuyển trong khu vực hai đường hỗ trợ, kháng cự
Các loại mô hình chữ nhật phổ biến
Mô hình chủ nhật có 2 dạng phổ biến đó là: mô hình chữ nhật tăng và mô hình chữ nhật giảm. Đặc điểm của từng loại như sau:
Mô hình chữ nhật tăng dần
Đây là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng và hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng đó. Giai đoạn hình chữ nhật là giá đang giằng co giữa bên mua và bên bán, thường diễn ra trong khoảng từ 1-2 tuần. Khi mô hình chữ nhật được tích lũy càng lâu thì khi giá phá vỡ khỏi mô hình, nó sẽ đi theo xu hướng càng mạnh.
Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R (2006) đã viết trong cuốn The Complete Resource for Financial Market Technicians khi nhận định về mô hình giá hình chữ nhật. Khi giá trong xu hướng tăng thì 68% nó sẽ bứt phá khỏi kháng cự và đi lên. 32% là khả năng nó sẽ phá vỡ kháng cự đi xuống.
Mô hình chữ nhật giảm dần
Ngược lại với mô hình chữ nhật tăng, mô hình chữ nhật giảm được hình thành khi giá đang trong một giai đoạn giảm. Tức là khi thị trường đã kéo dài một xu hướng giảm giá đến vùng quá bán, nó sẽ bắt đầu chống lại và chuyển sang giai đoạn đi ngang (sideway) để lấy đà cho xu hướng giảm tiếp theo của thị trường.
Lúc này, lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là nên đứng ngoài thị trường, không nên thực hiện giao dịch trong thời điểm này. Sau khi giá break out khỏi vùng hỗ trợ, nó có thể retest lại đường trendline này một đến hai lần rồi mới tiếp tục đi xuống mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể vào lệnh.
Cũng theo nhận định của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R (2006) thì khi giá trong xu hướng giảm thì khả năng bứt phá qua hỗ trợ và kháng cự đều là 50%.
Như thế nào được xem là một mô hình giá hình chữ nhật đẹp?
Thông thường giai đoạn tích lũy làm kéo dài bao nhiêu thì giá lại càng đi xa bấy nhiêu. Nếu để ý bạn dễ thấy rằng mô hình chữ nhật thật nhìn sẽ gần giống với mô hình 3 đỉnh 3 đáy. Do đó trong quá trình phân tích, bạn cần chú ý phân biệt giữa hai mô hình này.
Một mô hình chữ nhật đẹp cần đảm bảo giá phải chạm vào được xu hướng tối thiểu 2 lần. Điều này đồng nghĩa sẽ có tổng cộng 4 lần giá chạm đường kháng cự và hỗ trợ.
Khi phân tích mô hình bạn cần nhớ rằng hai đường xu hướng cần nằm ở vị trí song song với nhau. Vì khi đó giá di chuyển lên xuống hỗ trợ nằm ở vị trí phía dưới và đường hỗ trợ luôn nằm ở vị trí phía trên cùng.
Trong một số trường hợp hai đường thẳng này có thể không hoàn toàn song song mà hơi chéo nhau một chút. Tuy nhiên độ chéo không nên quá lớn vì như vậy mô hình đã trở thành một biến thể khác.
Để phân biệt chính xác giữa mô hình chữ nhật và mô hình 3 điểm 3 đáy, bạn cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu phá vỡ giả. Cho một mô hình chữ nhật tăng thử xuất hiện tương đối nhiều cây đến phá vỡ giả tại vị trí của vùng hỗ trợ. Còn đối với mô hình tiếp diễn giảm, các phim điện lại xuất hiện ở vị trí của vùng kháng cự.
Tham khảo thêm:
- Đa khung thời gian là gì? Cách phân tích đa khung thời gian trong giao dịch Forex
- Cách sử dụng đường chỉ báo MACD hiệu quả
Ở hình minh họa trên, chúng tôi đã đánh dấu vòng tròn đầu tiên mô tả giá đang cố gắng thoát ra khỏi đường kháng cự nhưng bất thành. Cuối cùng, giá lại đi xuống và nằm trong ranh giới đường hỗ trợ kháng cự.
Giá phá giả đôi khi cung cấp cho nhà phân tích khá nhiều thông tin thú vị. Dựa vào đây, bạn có thể phần nào xác định hướng di chuyển của giá cả, hành động của hai phe mua và bán.
Một điểm khác biệt nữa giữa mô hình chữ nhật và mô hình 3 đỉnh 3 đáy chính là trước khi giá bị phá vỡ khỏi vùng đã đánh dấu, Giá rẻ dịch chuyển để tạo thành các đáy cao hơn. Chúng có xu hướng phá lên trên. Còn với xu hướng tiếp diễn giảm, các điểm tạo thành lại thấp hơn và và dịch chuyển xuống dưới.
Chính bởi vậy nếu quan sát thấy giá đã chạm vào vùng kháng cự và hỗ trợ nhiều lần nhưng lại chưa thể để vượt khỏi giới hạn mô hình, Lúc này bạn nên lựa chọn cách đứng ngoài theo dõi.
Trong khi theo dõi, bạn có thể dập tắt định được đâu là mô hình tiếp diễn hoặc đâu mới là mô hình đảo chiều. Để chắc chắn hơn, bạn nên chờ cho đến khi giá chính thức bị phá vỡ rồi hãy đặt lệnh giao dịch.
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin chi tiết về mô hình giá hình chữ nhật là như thế nào. Chúc các anh em trader sẽ thành công nhé!