Market Việt – Tài chính hiện nay đang được đánh giá là một trong những ngành nghề quan trọng, được dùng như một trong những loại định hướng quan trọng nhất để có thể phát triển đất nước. Phân tích kỹ thuật cũng được xem là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay mà người làm tài chính nào cũng phải biết.
Vậy Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích biểu đồ được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa trong tương lai. Vậy phân tích kỹ thuật khác với phân tích cơ bản như thế nào? Cả hai đều cách tiếp cận hầu như khác nhau về tất cả các khía cạnh.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn cài đặt ADX Indicator đơn giản dành cho trader
- Chỉ số ADX là gì? Ý nghĩa về loại chỉ báo này trong Forex
Phân tích cơ bản không phải là phân tích dễ dàng nhất vì trong trường hợp một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, phương pháp bao gồm thông tin về môi trường toàn cầu, kinh tế vĩ mô, khu vực và ngành, cũng như các báo cáo do công ty công bố.
Tuy nhiên, khi sử dụng phân tích kỹ thuật, bạn chỉ quan tâm đến chuyển động của giá và cách giá di chuyển hay hoạt động như thế nào trong quá khứ. Nhờ thông tin này, bạn có thể xác định chuyển động có thể xảy ra trong tương lai của giá, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác của công ty.
Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên 3 nguyên tắc chính:
- Giá thị trường luôn biến động – giá luôn xem xét tất cả thông tin có sẵn về một chứng khoán cụ thể, cũng như hoàn cảnh kinh tế vi mô và vĩ mô và các yếu tố chính trị và kinh tế.
- Giá di chuyển theo xu hướng – giá tuân theo các xu hướng cụ thể (tăng, giảm, ngang) cho đến khi có các tín hiệu rõ ràng cho thấy sự đảo ngược xu hướng.
- Lịch sử luôn lặp lại – phân tích kỹ thuật tập trung vào việc dự đoán biến động giá trong tương lai dựa trên lịch sử, giả định này dựa trên sự lặp lại của các mẫu nhất định theo thời gian.
Đặc điểm của phân tích kỹ thuật
Nếu như phân tích cơ bản chỉ xem xét các yếu tố tác động đến giá của tài sản như: các chỉ số kinh tế, tài chính, các sự kiện chính trị – xã hội… thì phân tích kỹ thuật chỉ tập trung vào việc nghiên cứu diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ, sau đó dựa vào biểu đồ để dự đoán biến động của giá trong tương lai.
Về bản chất, phân tích kỹ thuật sẽ phân tích cung cầu trên thị trường, hành động giữa phe mua và phe bán. Bởi những lực lượng này có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của các nhà đầu tư. Khi sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư cần ghi nhớ 3 nguyên tắc sau:
- Thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
- Giá biến động theo xu hướng.
- Lịch sử thường xuyên lặp lại.
Các công cụ được dùng trong phân tích kỹ thuật chính là biểu đồ giá và các chỉ báo kỹ thuật… nên đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và hiểu biết khá rộng. Phương pháp này chỉ phù hợp với các trader giao dịch ngắn hạn như: scalping, swing trading, day trading… Và nó được khuyến cáo là không phù hợp với những trader mới và có ít kinh nghiệm.
Kỹ thuật phân tích sẽ dựa vào dữ liệu nào để tính toán?
Phân tích kỹ thuật sẽ dựa trên dữ liệu quá khứ có được trên thị trường để tính toán. Người phân tích nên chú ý sử dụng những dự liệu có nguồn đảm bảo để không làm sai lệch kết quả tính toán. Vì khi nguồn dữ liệu không được đảm bảo sẽ không mang đến sự chính xác, từ đó đưa ra các quyết định sai lầm.
Kỹ thuật này có thể dùng để phân tích giá cả, chỉ số chứng khoán, hàng hóa, hay bất kỳ thứ gì có thể bị ảnh hưởng bởi lực cung – cầu thị trường.
Ví dụ như khi phân tích giá chứng khoán thì người phân tích cần có những sự liệu liên quan như giá mở cửa, giá đóng cửa, sự tương quan của chúng qua các khung thời gian khác nhau. Nó đòi hỏi rất cao về sự biến động qua từng thời điểm, người phân tích cần tìm ra được xu hướng của chúng, mẫu hình chính xác nhất, đáng tin cậy nhất.
Dựa trên mẫu hình được tìm ra thì các nhà phân tích có thể đưa ra quyết định nên mua hay bán cổ phiếu, thời điểm điểm là tốt nhất, …. Như thế việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả vượt trội hơn.
Các công cụ thường được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng
Nguyên tắc cốt lõi của phân tích kỹ thuật là giá của cổ phiếu sẽ phản ánh tất cả thông tin có thể tác động đến thị trường. Thông thường, các nhà phân tích sẽ sử dụng hai công cụ chính là các mô hình giá và các chỉ báo kỹ thuật để phân tích biến động về giá.
Các mô hình giá
Các mô hình giá được nhà phân tích sử dụng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự. Vùng hỗ trợ là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán giảm xuống mức đáy dự kiến (hay được gọi là mức hỗ trợ). Vùng kháng cự là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán tăng lên cao hơn mức đỉnh dự kiến (hay được gọi là mức kháng cự). Các mô hình này được thiết kế để dự đoán vị trí của giá, sau một thời điểm nhất định và khi một điểm giá nào đó bị phá vỡ.
Ví dụ:
Mô hình tam giác tăng là mô hình giá tăng cho thấy một vùng kháng cự quan trọng. Giá tăng đột biến vượt khỏi ngưỡng kháng cự này có thể dẫn đến khối lượng giao dịch tăng đáng kể.
Mô hình tam giác cân là mô hình với hai đường xu hướng hội tụ, nối một loạt các đỉnh cao nhất và các đáy thấp nhất liên tiếp. Mô hình tam giác cân đại diện cho một giai đoạn hợp nhất trước khi giá buộc phải phá kháng cự hoặc phá hỗ trợ.
- Khi vùng hỗ trợ bị phá, giá xuống thấp hơn đường xu hướng phía dưới, thị trường có thể đánh dấu sự bắt đầu của một xu hướng giảm giá mới.
- Ngược lại, khi vùng kháng cự bị phá, giá lên cao hơn đường xu hướng phía trên, thị trường cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng tăng giá mới.
Mô hình tam giác giảm là mô hình cho biết đà giảm đang hình thành và sự phá vỡ mức hỗ trợ sẽ xảy ra. Khi giá giảm đột biến vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ này, các nhà giao dịch sẽ tham gia vào các vị thế bán và tích cực đẩy giá của cổ phiếu xuống thấp hơn nữa.
Chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo kỹ thuật là những công thức tính toán hay dự báo giá dựa trên các thông số trong quá khứ như giá, khối lượng hay nhu cầu mua bán của một cổ phiếu. Các chỉ báo này được các nhà giao dịch theo phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư. Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được các nhà nghiên cứu phát triển để hỗ trợ giao dịch. Một số chỉ báo tập trung chủ yếu vào việc xác định xu hướng thị trường hiện tại, bao gồm các khu vực hỗ trợ và kháng cự. Các chỉ báo khác tập trung vào việc xác định sức mạnh của xu hướng và khả năng tiếp tục.
Các chỉ báo kỹ thuật thường được nhà đầu tư sử dụng gồm:
- Xu hướng giá cả
- Chỉ báo khối lượng và chỉ báo dao động
- Chỉ báo dao động
- Đường trung bình động
- Chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ
KẾT LUẬN
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây của chúng tôi về việc phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính đã giúp cho các trader hiểu thêm về loại thuật ngữ này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại comment bên dưới nhé!