Trong thế giới ngoại hối, khi các trader đặt một lệnh mua hay là bán trên một sàn giao dịch nào đó thì nó không phải lúc nào lệnh đó cũng sẽ được thực hiện khi mà giá thị trường về chính xác với mức giá mà họ chọn. Bởi khi có một vấn đề xảy ra thì chắc chắn tỷ lệ Slippage (trượt giá) đã xảy ra.
Vậy Slippage là gì? Và những cách để tránh bị trượt giá như thế nào? Hãy cùng Market Việt tìm hiểu ngay sau đây!
Slippage (trượt giá) là gì?
Trượt giá Slippage được xem là một khoảng cách giữa giá phải trả và giá thực tế, nó còn được gọi 1 cái tên khác là khoảng GAP, khoảng GAP lớn nhất ta thường thấy đó là khi nó xuất hiện đầu tuần, ta thường gọi nó là trượt giá – Slippage.
Ngoài ra, Trượt giá Slippage còn là khái niệm chỉ ra sự khác biệt giữa mức giá stop loss hay take profit dự kiến của một lệnh với mức giá mà tại đó lệnh được thực hiện. Sự trượt giá thường sẽ xảy ra trong giai đoạn thị trường biến động mạnh hay khi thanh khoản thấp và sự chênh lệch lớn về khối lượng giữa bên mua và bên bán.
Trượt giá Slippage hiện có 2 loại: trượt giá dương và trượt giá âm. Trượt giá dương xảy ra khi giá thực hiện thực tế thấp hơn với giá dự kiến cho một lệnh mua, khi đó nó sẽ mang lại cho người mua tỷ lệ tốt hơn so với dự tính ban đầu. Ngược lại, nếu trượt giá âm xảy ra khi giá thực hiện thực tế cao hơn với giá dự kiến cho một lệnh mua, khi đó nó sẽ mang lại cho người mua một tỷ lệ thấp hơn so với dự định. Và khi đặt lệnh bán thì ngược lại, trượt giá âm sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với trượt giá dương.
Ví dụ như sau:
Broker lấy giá thị trường và báo giá cặp EUR/USD đó cho bạn với giá như sau: Giá bid – 1.05310; Giá ask – 1.05320.
Bạn sẽ chấp nhận mua ở mức giá ask – 1.05320. Lệnh của các bạn ngay sau đó được chuyển đến broker, sau khi nhận lệnh họ sẽ phải check lại xem liệu tài khoản của anh em có đủ mức ký quỹ để có thể thực thi lệnh hay không. Nếu đủ, lệnh đó sẽ được đặt.
Tại sao trượt giá Slippage lại quan trọng?
Trượt giá Slippage được đánh giá là quan trọng bởi vì nó có thể khiến bạn khớp lệnh ở một mức giá bất lợi hoặc không công bằng.
Chúng ra sẽ quay lại ví dụ bên trên, bạn đã đồng ý mua EURUSD ở mức giá 1.05320. Giả sử sau khi báo giá, mức giá thị trường hiện tại đã giảm xuống còn 1.0310, tức là chúng ta có thể mua với mức giá tốt hơn (10 points).
Tuy nhiên, chắc chắn là đời không như là mơ! Do các bạn đã đồng ý mua với mức giá 20 trước đó nên broker vẫn sẽ khớp lệnh ở mức giá này, họ dễ dàng có được lợi nhuận là 10 points trong khi chưa gì bạn đã phải chịu lỗ rồi. Và đặc biệt là chúng ta KHÔNG THỂ NÀO phát hiện ra điều này được.
Nhưng trong trường hợp ngược lại, ví dụ với tỷ giá lên mức 40, anh em sẽ vẫn phải ngậm ngùi mua ở mức giá (đã trượt) rất bất lợi này.
Tham khảo thêm:
- Lot là gì? kích thước mỗi Lot là bao nhiêu trong forex
- Forex là gì? Những điều cần biết về sàn Forex dành cho bạn
Công thức tính trượt giá Slippage
Trượt giá Slippage (đơn vị phần trăm) bạn có thể tính bằng công thức như sau:
Slippage =( | Giá cuối cùng – Giá ban đầu | / Giá cuối cùng) x 100%
Ví dụ: Bạn đang đặt được 1 lệnh mua/bán 2000 USDT để mua đồng ENJ như hình trên:
Kết quả: Đơn đặt hàng 2.000 USDT sẽ sử dụng sổ đặt hàng cho đến khi có giá 0,21475948 USDT cho mỗi ENJ. Hộp màu xanh trên sổ đặt hàng chính là hiển thị số lượng trượt giá mà bạn sẽ gặp phải.
Thị trường hiện tính tổng ở tại các mức giá khác nhau để đủ về mặt số lượng bạn đặt lệnh. Tính tổng các hàng trong hộp màu xanh lam có tổng cộng là 2048,39236379 USDT. Do đó, thị trường sẽ khớp lệnh mua mọi thứ trong hộp màu xanh lam ngoại trừ 48,39236379 USDT sẽ được để ở hàng trên cùng (mức giá 0,21475948 USDT) trong hộp đã được đánh dấu.
Vậy bạn sẽ có phần trăm trượt giá như sau:
Độ trượt = | Pf – Pi | / Pi = (0,21475948 – 0,20559424) / 0,20559424 x 100 = 4,46%
Làm sao để có thể tránh bị trượt giá Slippage ?
– Bạn nên tránh những thời điểm công bố các thông tin quan trọng hoặc sau khi thị trường vừa nhận được tin tức bất ngờ.
– Chọn lựa được những thời điểm giao dịch có thanh khoản tốt nhằm tránh bị tình trạng thiếu hụt thanh khoản.
– Tránh xa ra những sàn giao dịch có mức độ trượt giá cao, hãy ưu tiên chọn những sàn có mức uy tín cao
– Cần hạn chế giao dịch với đòn bẩy cao, hiện có nhiều sàn giao dịch cho phép các bạn trader dùng đòn bẩy cực lớn, có thể đòn bẩy giao dịch có thể 1:500, 1:1000 hoặc 1:2000, hay thậm chí 1:5000.
– Việc cuối cùng tiếp theo đó là luôn cập nhật tin tức thị trường và hạn chế việc ôm lệnh qua tuần, quan điểm của nhiều nhà đầu tư là sẽ không dựa vào tin tức khi trade, chỉ trade trên chart là chủ yếu mà thôi. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi lịch kinh tế để nắm vững những thông tin thị trường nhé!
KẾT LUẬN
Như vậy, trên đây là toàn bộ các thông tin bổ ích về Slippage (trượt giá) dành cho các trader mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường Forex. Các anh em hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra những quyết định khi giao dịch nhé!