Market Việt – Trong thị trường tài chính hiện nay, thì việc áp dụng được hết các nguyên tắc về đầu tư đã trở thành một điều kiện tiên quyết giúp cho hầu hết các nhà đầu tư có thể nắm chắc tỷ lệ có lời. Một trong những bí quyết có thể giúp cho các bạn đầu tư giá trị thành công đó là phải tuân theo nguyên tắc của Biên an toàn. Đây được xem là một trong những thuật ngữ tài chính quan trọng bậc nhất được các nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới áp dụng.
Vậy Biên an toàn (Margin of Safety) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Biên an toàn (Margin of Safety) là gì?
Biên an toàn (tên tiếng Anh là Margin of Safety): Là một nguyên tắc đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó. Nói cách khác, khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.
Tham khảo thêm:
- Các chỉ số đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- NDA là gì? Quy trình thực hiện NDA cho doanh nghiệp
- Sự khác biệt giữa Amortization và Depreciation
- Khấu hao (Amortization) là gì? Phân biệt Amortization và Depreciation
Nội dung của nguyên tắc biên an toàn là gì?
– Thuật ngữ “Biên an toàn” được phổ biến bởi nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ gốc Anh, Benjamin Graham (được biết đến là cha đẻ của đầu tư giá trị) và những học trò của ông, trong đó nổi bật là Warren Buffett.
– Các nhà đầu tư sử dụng cả các yếu tố định tính và định lượng, bao gồm quản lí doanh nghiệp, quản trị, hiệu suất ngành, tài sản và thu nhập, để xác định giá trị nội tại của chứng khoán.
– Giá thị trường sau đó được sử dụng làm điểm so sánh để tính biên độ an toàn.Buffett, một người tin tưởng vào biên độ an toàn và đã tuyên bố đây là một trong những “nền tảng đầu tư” của mình, được biết là áp dụng mức chiết khấu 50% cho giá trị nội tại của cổ phiếu nhưmục tiêu giácủa mình.
– Việc đánh giá giá trị thực hay giá trị nội tại của một công ty thường thường bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người phân tích. Mỗi nhà đầu tư có một cách khác nhau để tính toán giá trị nội tại của một công ty, cách tính đó có thể đúng có thể sai. Hơn thế nữa, trên thực tế việc dự báo doanh thu và lợi nhuận là vô cùng khó khăn.
Ví dụ về biên an toàn
Để giúp các nhà đầu tư dễ hiểu, nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett đã lấy hình ảnh chiếc cầu để làm ví dụ minh họa. Khi một chiếc cầu được xây dựng theo yêu cầu khối lượng 20 tấn, một chiếc xe 10 tấn đi qua cầu sẽ an toàn hơn nhiều so với chiếc xe có trọng tải 20 tấn, 10 tấn còn lại (tương đương với 50%) được coi là biên an toàn.
Việc đầu tư vào chứng khoán cũng tương tự như vậy. Bạn thấy rằng chứng khoán này đáng giá đến tận 10$, việc mua nó ở mức giá 7.50$ sẽ cho bạn một biên an toàn trong trường hợp các phân tích của bạn không chính xác và cổ phiếu thực chất chỉ trị giá 9$.
Một ví dụ cụ thể khác trong thị trường tài chính, Nhà đầu tư A xác định rằng giá trị nội tại của cổ phiếu X là 162 $, thấp hơn giá cổ phiếu của nó là 192 $, anh ta có thể áp dụng mức chiết khấu 20% cho giá mua mục tiêu là 130 $.
Trong ví dụ này, anh A có thể cảm thấy X có giá trị hợp lí ở mức $ 192 nhưng anh ta sẽ không xem xét việc mua nó vì giá trị nội tại là 162 $. Để hạn chế rủi ro, anh A đặt giá mua là 130 $.
Sử dụng mô hình này, nhà đầu tư A có thể không thể mua cổ phiếu X tại bất cứ thời điểm nào trong tương lai gần. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu giảm xuống còn 130 $ vì những lí do khác ngoài sự sụp đổ về triển vọng thu nhập của cổ phiếu X, nhà đầu tư này có thể tự tin khi đưa ra quyết định đầu tư.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của biên an toàn trong chứng khoán
Thị trường chứng khoán không ngừng biến động. Bằng cách xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp thông qua các dữ liệu có trong báo cáo tài chính của công ty và so sánh nó với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại giúp các nhà đầu tư nắm được doanh nghiệp đó đang giao dịch cao hơn/thấp hơn hay ngang bằng với giá trị nội tại của nó.
Hơn nữa, các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro cho các dự báo của chúng tôi bằng cách tìm các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế (lợi thế cạnh tranh), tài chính phù hợp và ROIC nhất quán.
Tuy nhiên, việc tính toán giá trị nội tại này vẫn chỉ là phỏng đoán. Điều này đồng nghĩa với việc luôn có những yếu tố rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào trong tương lai mà chúng ta không thể lường trước hoặc kiểm soát được.
Ví dụ, đại dịch Covid-19 xảy ra, chính phủ yêu cầu người dân thực hiện giãn cách xã hội, khiến nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ rơi vào tình thế lao đao, đóng cửa, thua lỗ thậm chí là phá sản
Chính vì lẽ đó, khi rót vốn đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, các nhà đầu tư được khuyên không nên mua doanh nghiệp đúng với giá trị nội tại của nó. Để giảm thiểu sai sót trong đánh giá hoặc tính toán của nhà phân tích, cũng như hạn chế các rủi ro tiềm tàng, các nhà đầu tư nên tính đến mức độ an toàn khi đầu tư bằng cách áp dụng nguyên tắc “biên an toàn” khi đầu tư.
Vì vậy, những gì các nhà đầu tư cần làm mua thấp hơn giá trị nội tại của doanh nghiệp để tạo cho mình một biên an toàn.
Ví dụ, các nhà đầu tư có kinh nghiệm và rất tin tưởng vào khả năng dự đoán của các dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, họ có thể chọn mức an toàn từ 20- 30%.
Còn các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, khẩu vị rủi ro thấp hoặc muốn đầu tư vào các cổ phiếu giá rẻ (tiềm năng tăng trưởng tốt nhưng đồng thời rủi ro cũng cao), bạn có thể đầu tư với biên an toàn là 50%.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về biên an toàn là gì, chắc hẳn qua bài viết này các bạn đã biết được tầm quan trọng của biên an toàn trong đầu tư chứng khoán. Chúc các bạn sẽ giao dịch thành công!