Phân tích mục lục:
Cryptocurrency hiện nay rất mạnh trên thế giới nó không thể phủ nhận tốc độ phát triển của Cryptocurrency trong vài năm trở lại đây thất sự quá mạnh mẽ, có thể nói là nhanh như vũ bão đà phát triển tương lai. Khái niệm Crypto xuất hiện sau khi Bitcoin (BTC) ra đời. Vậy Cryptocurrency là gì? Nó hoạt động ra sao? Ưu và nhược điểm? Có nên đầu tư Crypto không? Bài viết này Blog Tôi Yêu Bitcoin sẽ cùng tìm hiểu về Cryptocurrency từ A – Z với các bạn nhé.
Cryptocurrency là gì?
Cryptocurrency hoặc Crypto là tên dùng để chỉ tất cả các đồng coin trên thị trường tiền điện tử. Có một số tên gọi khác nhau như tiền mã hóa, tiền điện tử, tiền mật mã, tiền kỹ thuật số, tiền số, Coin hay thậm chí là tiền ảo, nhưng theo mình thấy nếu xét về mặt kỹ thuật thì tên chính xác nhất của Cryptocurrency là Tiền mã hóa.
Crypto được thiết kế để hoạt động như một phương tiện trao đổi, nó sử dụng các thuật toán mật mã để bảo mật thông tin và xác minh các giao dịch cũng như kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới của một đồng Cryptocurrency cụ thể. Do đó các đơn vị giá trị của Crypto được bảo vệ khỏi các hình thức giả mạo hay gian lận, đồng thời che giấu thông tin giao dịch của người dùng.
Khá khó hiểu phải không nào, nhưng bạn chỉ cần hiểu đơn giản Cryptocurrency tương tự như tiền tệ thông thường USD, EUR, VNĐ,..nhưng nó được mã hóa để sử dụng hoàn toàn trên môi trường internet, không bị quản lý bởi bất cứ tổ chức, chính phủ nào, mọi thông tin giao dịch đều ẩn danh, chi phí giao dịch cực thấp, tốc độ giao dịch nhanh và đảm bảo an toàn, ta có thể gọi Crypto là “phiên bản mã hóa của tiền giấy.
Lịch sử hình thành của Cryptocurrency?
Vào những năm của thập niên 90, đã nhiều nỗ lực trong việc tạo ra một đồng tiền kỹ thuật trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, có thể kể đến như Flooz, Beenz hay DigiCash nhưng hầu hết đều thất bại. Có nhiều lý do dẫn đến thất bại của những hệ thống này, chẳng hạn như gian lận, các vấn đề tài chính hay thậm chí là các mâu thuẫn nội bộ của chính công ty đó.
Sau đó, vào đầu năm 2009, một lập trình viên hoặc một nhóm lập trình viên ẩn danh dưới cái tên Satoshi Nakamoto đã giới thiệu Bitcoin (BTC) – đồng Cryptocurrency đầu tiên trên thế giới, Satoshi mô tả BTC như một hệ thống tiền mặt mã hóa ngang hàng, nó hoàn toàn phi tập trung, có nghĩa là không có bất cứ cơ quan, chính phủ nào kiểm soát nó.
Để đảm bảo tính phi tập trung, trong một mạng lưới như Bitcoin, mỗi người tham gia vào mạng sẽ cần thực hiện một công việc, điều này được thực hiện thông qua Công nghệ Blockchain – số cái công khai của tất cả các giao dịch đã từng xảy ra trong mạng, tất cả mọi người có thể xem được, từ số dư, lịch sử chuyển, địa chỉ ví,..
Ưu và nhược điểm của Cryptcurrency?
Ưu điểm của Crypto
Chi phí giao dịch thấp: Thường khi bạn chuyển tiền qua các ngân hàng sẽ phải tốn một khoản phí, nếu chuyển qua nước ngoài thì phí này sẽ khá cao, nhưng với tiền điện tử phí này gần như bằng 0, và hiện tại rất nhiều đồng Crypto đang xây dựng để hướng đến việc giao dịch không mất phí.
Tốc độ giao dịch nhanh chóng: Mình ví dụ như bạn chuyển tiền giữa các ngân hàng trong nước, sẽ phải chờ khoảng vài tiếng hoặc thậm trí sang ngày hôm sau, nếu chuyển qua nước ngoài có thể vài ngày, với Crypto dù bạn chuyển từ Việt Nam sang châu Mỹ, châu Phi, Châu ÂU đi nữa thì chỉ mất vài 15 – 20 phút, có lúc nhanh thì chỉ vài phút.
Tính ẩn danh: Khi bạn sử dụng dịch vụ chuyển tiền của các ngân hàng, mọi thông tin cá nhân của bạn đều công khai và bắt buộc cung cấp cho ngân hàng, nhưng với tiền điện tử tất cả thông tin cá nhân của bạn là ẩn danh, mọi người chỉ biết được địa chỉ ví (giống như tài khoản ngân hàng), số dư, thời gian, lịch sử giao dịch của bạn.
Không bị kiểm soát bởi chính phủ: Với tiền giấy, chính phủ có thể đóng băng tài khoản ngân hàng của bạn, hoặc đảo ngược giao dịch của đồng nội tệ bất cứ lúc nào. Còn với Cryptocurrency điều đó là không thể.
Giao dịch xuyên biến giới: Như mình có đề cập ở trên, với Crypto bạn có thể chuyển tiền cho bất cứ ai trên thế giới với tốc độ nhanh chóng, không phức tạp như tiền giấy và rât tốn chi phí.
Không bị lạm phát, làm giả: Phần lớn các đồng Cryptocurrency đều có số lượng ”hữu hạn”, ví dụ như Bitcoin chỉ có tổng số lượng là 21 triệu coin, điều này khiến cho Crypto có giá trị và không bao giờ bị lạm phát như tiền giấy, vì không ai có thể tăng giảm số lượng này. Hơn nữa, Crypto tồn tại ở dạng vật lý nên không thể làm giả.
Nhược điểm của Crypto
Tạo điều kiện cho tội phạm: Đây là một vấn đề khá lớn mà Crypto gặp phải, cũng là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng, chính vì tính ẩn danh và không bị kiểm soát nên rất nhiều loại hình tội phạm đã sử dụng Crypto để rửa tiền thông qua thị trường chợ đen.
Tính an toàn và bảo mật: Nếu tham gia thị trường Cryptocurrency mà bạn không có những kiến thức và kỹ năng thì rủi ro mất cắp dữ liệu cũng như tiền là có thể xảy ra, các hacker luôn có những thủ thuật để tiếp cận ví tiền điện tử của bạn và đánh cắp chúng. Nhưng những người ủng hộ Crypto cho rằng nếu bạn biết cách bảo mật tốt thì tiền kỹ thuật số có thê thay thế tiền mặt.
Biến động giá cao: Không giống như tiền mặt hay vàng có giá trị ổng định, Crypto có tính biến động giá rất cao, cụ thể bạn có thể thấy vào đầu năm 2017 giá Bitcoin mới chỉ 1.000 USD nhưng cuối năm 2017 nó đã lên đến 20.000 USD và thời điểm hiện tại là tháng 09/2018 nó đã giảm xuống mức 6.000 USD. Hơn nữa, thị trường Crypto hiện tại rất dễ bị thao túng nếu ai đó nắm giữ một số lượng coin đủ lớn.
Bạn có thể làm gì với Cryptocurrency?
Mua hàng hóa bằng Crypto
Hiện tại trên thế giới ở nhiều quốc gia, rất nhiều tập đoàn, công ty, hệ thống bán lẻ nổi tiếng đã chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa như Bitcoin, điểm hình có thể kể đến như Overstock và Newegg, cho đến các cửa hàng nhỏ lẻ, quán bar, nhà hàng địa phương. Bitcoin được sử dụng thanh toán cho các dịch vụ khách sạn, mua vé máy bay, đồ trang sức, ô tô siêu sang, linh kiện máy tính và thậm trí là cả rau, quả. Ngoài ra, một số đồng coin khác như Ethereum, Bitcoin Cash, Ripple,..cũng được chấp nhận sử dụng rộng rãi.
Tại Việt Nam thì việc sử dụng Bitcoin hay các đồng tiền điện tử khác để thanh toán cho hàng hóa là bất hợp phát và bị phạt tiền, Việt Nam cấm sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán. Cái này tí nữa bên dưới về vấn đề pháp lý mình sẽ nói rõ hơn.
Sử dụng Crypto để đầu tư
Bạn biết không, trên thế giới đã có rất nhiều người trở thành triệu phú, tỷ phú đô la nhờ vào đầu tư Bitcoin và Altcoin. Đầu năm 2017 giá 1 BTC chỉ vào khoảng 1.000 USD nhưng đến cuối năm 2017 nó đã lên 20.000 USD, các đồng Altcoin còn có mức tăng trưởng gấp nhiều lần như vậy, nhiều coin đã tăng đến vài nghìn %. Anh em Winklevoss là những người đầu tư vào Bitcoin từ rất sớm và họ cũng là những tỷ phú đô la nhờ Bitcoin.
Tuy nhiên, “cơ hội luôn đi kèm với rủi ro” và thị trường Cryptocurrency lại càng đúng với câu nói này, giá có thể tăng rất nhanh nhưng cũng có thể giảm rất nhanh. Nếu bạn quyết định đầu tư vào tiền kỹ thuật số thì rõ ràng Bitcoin là một ưu thế, bên cạnh đó những Altcoin như Ethereum, Ripple,..cũng là lựa chọn không tồi.
Hiện tại, có rất nhiều sàn giao dịch giúp bạn có thể mua bán coin. Ở Việt Nam bạn có thể sử dụng sàn Remitano để mua bán Bitcoin, Ethereum, USDT và Bitcoin Cash, còn sàn quốc tế thì bạn có thể sử dụng sàn Binance, Huobi Pro, CoinEx, Bittrex, Bitfinex, Poloniex,..mình sẽ có một bài hướng dẫn cơ bản về cách đầu tư Crypto cho người mới sau nhé.
Kết luận:
Với các công nghệ mang tính đột phá, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới, trong đó có vấn đề tiền ảo. Thông qua việc tìm hiểu chính sách, pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền ảo, bài viết đưa ra các đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của pháp luật nước ta về vấn đề này, từ đó đề xuất một số kiến nghị mang tính định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, mặc dù một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có các chỉ đạo, cảnh báo, khuyến nghị liên quan đến tiền ảo, nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có khung pháp luật rõ ràng, đầy đủ điều chỉnh đối với loại tài sản mới này, còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo được đặt ra và thực sự là một thách thức đối với nhà làm luật, những người áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.