Market Việt – Ngày nay, sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp là vô cùng khắc nghiệt, đặc biệt đang trong thời kỳ phát triển của Internet. Một trong những cách mà hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ áp dụng đó chính là xây dựng được hình ảnh thương hiệu, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng nhận biết được những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Vậy hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì?
Hình ảnh thương hiệu (tiếng Anh là Brand Image) là sự cảm nhận về ý tưởng, ấn phẩm hoặc niềm tin của người dùng dành cho thương hiệu của bạn. Hay một ý kiến khác cho rằng Brand Image chính là nhận thức của mỗi khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
- Tầm quan trọng của biên an toàn (Margin of Safety) ở chứng khoán
- Các chỉ số đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- NDA là gì? Quy trình thực hiện NDA cho doanh nghiệp
- Sự khác biệt giữa Amortization và Depreciation
Tùy vào mỗi khách hàng mà sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì thế, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán là điều cần thiết. Đó là sự nhất quán trong logo, slogan (khẩu hiệu) hay bảng hiệu, …
Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến cảm xúc của người dùng. Họ không đơn thuần chỉ mua sản phẩm của bạn mà họ còn quan tâm đến hình ảnh gắn liền với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Khái niệm chính đằng sau hình ảnh thương hiệu là khách hàng không chỉ mua sản phẩm. Hoặc dịch vụ mà còn là hình ảnh gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Các công ty nên cố gắng hết sức để làm cho hình ảnh thương hiệu trở nên độc đáo, tích cực và tức thì. Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu cũng có thể được củng cố thông qua việc tận dụng các phương tiện truyền thông thương hiệu như bao bì, quảng cáo, quảng bá thông qua truyền miệng và các công cụ khuyến mại khác.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của hình ảnh Thương hiệu (Brand Image)
Hình ảnh thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu kinh doanh mà sẽ có cách thức xây dựng Brand Image khác nhau. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của hình ảnh thương hiệu đối với một thương hiệu:
- Thu hút người dùng, khách hàng tiềm năng, tạo nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Thuận lợi hơn khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cùng thương hiệu
- Nâng cao niềm tin của mỗi khách hàng đối với thương hiệu và giúp giữ chân họ trong những lần mua hàng tiếp theo
- Là cầu nối cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn
Với một doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu xấu sẽ tạo ra những tác động tiêu cực cho hoạt động kinh doanh, muốn cải thiện hình ảnh thương hiệu đó trong mắt khách hàng cũng rất tốn kém thời gian và tiền bạc. Do đó hình ảnh thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển cho các tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Cách xây dựng được hình ảnh thương hiệu
Brand image (hình ảnh thương hiệu) là cảm nhận cuối cùng của khán giả về nhận diện thương hiệu. Trong thời kỳ phát triển của ngành công nghiệp 4.0, thì để có thể tồn tại, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu dài hạn.
Xác định sứ mệnh tầm nhìn và giá trị
Việc xác định sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị sẽ được thực hiện đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp nhằm mục đích thống nhất với các hoạt động. Giá trị không nhất quán sẽ làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu. Cụ thể:
Tầm nhìn (Vision): Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.
Sứ mệnh (Mission): Là lý do để tổ chức tồn tại. Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một “tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại.
Các giá trị cốt lõi (Core Values): Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức. Những nguyên tắc này:
- Có những nguyên tắc tồn tại không phụ thuộc vào thời gian.
- Tự thân, không cần sự biện hộ bên ngoài,
- Có giá trị và tầm quan trọng với bên trong tổ chức.
Tuyên bố định vị thương hiệu
Tuyên ngôn định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement) là một tuyên bố, một câu văn truyền đạt giá trị của thương hiệu độc nhất tới khách hàng. Tuyên bố định vị thương hiệu là những gì mà thương hiệu mong muốn khách hàng nhìn nhận họ.
Với tuyên bố này, doanh nghiệp sẽ tạo ra điểm khác biệt cho các đối thủ cạnh tranh. Đây là cách để chứng minh cho người tiêu dùng biết được chính xác cách mà doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về đối tượng mục tiêu của mình.
Để có thể viết nên, tạo nên một tuyên ngôn định vị thương hiệu tốt nhất, có bốn yếu tố quan trọng mà bạn cần phải quan tâm:
- Khách hàng mục tiêu: Hãy vẽ nên một chân dung khách hàng (Persona) chi tiết để xác định xem ai là người mà thương hiệu đang muốn thu hút và định vị.
- Thị trường: Cần xác định rõ ràng thương hiệu đang kinh doanh trong thị trường nào, cạnh tranh trong thị trường nào, bối cảnh thị trường hiện tại như thế nào và chúng liên quan gì tới khách hàng của thương hiệu?
- Lời hứa thương hiệu: Thương hiệu có thể mang đến cho khách hàng lợi ích gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
- Lý do để tin tưởng: Cần đưa ra những bằng chứng để khách hàng có thể đặt niềm tin vào thương hiệu, tin vào những lời hứa từ thương hiệu.
Tạo dựng tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là các tính từ cụ thể mà khách hàng gắn cho thương hiệu sau quá trình đồng hành. Đó còn là những giá trị thương hiệu theo đuổi và muốn thể hiện ra bên ngoài để định vị trong tâm trí người tiêu dùng. Tính cách thương hiệu không phức tạp như con người nhưng nó cũng bao gồm một số tính từ tương tự như: uy tín, năng động, chân thành, thân thiện, …
Các bước giúp xác định tính cách thương hiệu:
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường: khách hàng mục tiêu, đối thủ, xu hướng thị trường
- Bước 2: Định vị thương hiệu
- Bước 3: Brainstorm những từ ngữ tính cách phù hợp với nghiên cứu
- Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách.
- Bước 5: Phối hợp tính cách
Tính cách thương hiệu, khá giống tính cách con người, là bước đệm cảm xúc đầu tiên gắn khách hàng vào thương hiệu. Không chỉ giúp thương hiệu đầy cá tính, khác biệt, khó quên, gần gũi mà còn giúp khách hàng hành động vì thương hiệu của họ.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu đó là bạn cần phải biết được khách hàng của mình là ai? Độ tuổi? Mức thu nhập? ,… Để có thể xây dựng một kế hoạch phù hợp giúp tạo ra một thông điệp dành cho họ. Đầu tiên hãy nghiên cứu đối tượng của mình và thu thập dữ liệu nhân khẩu học và tâm lý học về họ.
Hãy lập bộ chân dung về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Hiểu rõ insight khách hàng. Đặc biệt những nhu cầu, mong muốn, cảm xúc và đặc biệt tính cách, sở thích của họ. Họ thích gì? Họ muốn nhìn thấy gì? Họ trẻ trung, năng động hay trung niên, sang trọng…
Đồng nhất Logo, màu sắc với các chiến lược truyền thông
Logo là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, Slogan, màu sắc của các sản phẩm cũng là một yếu tố giúp nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
Do đó, để có thể giúp hình ảnh thương hiệu của bạn được khách hàng dễ dàng nhận diện, bạn cần phải đồng nhất Logo, màu sắc với các chiến lược truyền thông sắp tới của công ty.
- Logo: Yếu tố này bắt buộc phải có và phải làm thật tốt. Logo thương hiệu sẽ đi với bạn cho đến cuối con đường. Một logo tốt sẽ phải phù hợp với tính chất thương hiệu, đặc tính khác biệt, phù hợp với cốt lõi của thương hiệu. Và quan trọng là phù hợp với văn hóa, con người công ty.
- Slogan: Đây là tinh thần của thương hiệu. Câu slogan sẽ mang đến cho khách hàng cảm xúc về sản phẩm, dịch vụ mà bạn mang đến.
- Màu sắc: Hãy lựa chọn màu sắc phù hợp với nền tảng thương hiệu mà bạn đang xây dựng.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gì, và nó đang có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy comment bên dưới nhé!